Affiliate marketing là gì? Các thuật ngữ cần biết trong affiliate.

    Affiliate marketing là gì ?

    Affiliate marketing < tiếp thị liên kết > là hình thức quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ trên internet để nhận về tiền hoa hồng cho mỗi sản phẩm bán được. Đây là hình thức kiếm tiền online và dễ dàng tiếp cận nhất hiện nay.

    Trước đây khi bạn muốn kinh doanh thì bắt buộc bạn phải có sản phẩm, rồi nhập hàng, đóng gói sản phẩm, giao hàng, thuê mặt bằng…

    Nhưng với hình thức affiliate marketing này bạn hoàn toàn có thể tự kinh doanh mà không cần sản phẩm, không cần vốn , không cần giao hàng, không cần phải hỗ trợ khách hàng…

    Nhiệm vụ của bạn là làm thế nào để nhiều người biết đến sản phẩm/ dịch vụ mà bạn muốn bán và làm thế nào để họ có thể mua hàng thông qua đường link tiếp thị liên kết của bạn cung cấp để nhận về tiền hoa hồng.

    Affiliate marketing hoạt động như thế nào ?

    Vậy affiliate marketing bao gồm những gì?

    1) Nhà cung cấp (Advertiser/Merchant): Đây là đơn vị (có thể là cá nhân hoặc công ty) cung cấp sản phẩm.

    2) Nhà phân phối, đối tác (Publisher) – chính là chúng ta, những người làm Affiliate: Là những người quảng bá sản phẩm thông qua website, blog, hoặc là mạng xã hội….

    3) Nền tảng tiếp thị liên kết (Affiliate Network): Đây là đơn vị trung gian giúp kết nối Nhà cung cấp với Nhà phân phối. Đóng vai trò là nơi thống kê doanh thu, sản phẩm bán được, cung cấp đường link tiếp thị, giải quyết tranh chấp giữa Nhà cung cấp với Nhà phân phối, thanh toán tiền hoa hồng cho Publisher….

    NOTE:  Affiliate Network là đơn vị trung gian, nhưng cũng có một số Nhà cung cấp (Advertiser) cũng tự xây dựng nền tảng Affiliate cho riêng họ, ví dụ như Shopee, Lazada… mà không cần thông qua trung gian.

    4) Khách hàng (End User/ Customer): Là người mua sản phẩm/ dịch vụ.

    Về các Nền tảng tiếp thị liên kết uy tín thì mình sẽ giới thiệu với các bạn trong một bài viết khác. Một bước rất quan trọng trong kiếm tiền online.

    Những thuật ngữ cần phải biết  khi làm affiliate marketing

    1) Nhà cung cấp (Advertiser): Nhà cung cấp là những bên có sản phẩm và họ muốn bán sản phẩm của mình thông qua hình thức tiếp thị liên kết. Các advertisers phổ biến hiện nay có thể kể đến như Shopee, Lazada, Tiki, Watsons….

    2) Đối tác, nhà phân phối (Publisher): Đây là những người tạo ra nội dung để đi quảng bá, cũng như giới thiệu các sản phẩm của nhà cung cấp qua các kênh MXH như Facebook, TikTok, Instagram hoặc website/blog riêng….

    3) Affiliate Network: Là cầu nối giữa các Publisher và Advertiser.

    • Các Affiliate Network sẽ trao đổi thông tin của 2 bên về các chương trình khuyến mãi, thanh toán và có hệ thống kỹ thuật để đo lường kết quả, quản lý đơn hàng, doanh thu cho cả advertiser và publisher.

    4) KOC (Key Opinion Consumer):

    • Đây là những người nổi tiếng, kiểu như KOL, họ có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường. Bằng việc thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ và đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan trên các kênh social với lượng followers từ vài nghìn trở lên.
    • KOC thường xuất hiện ở các kênh với chủ đề như review, đập hộp,…

    5) Tracking Link/ Affiliate Link/Deeplink: Dùng để thu thập dữ liệu về khách hàng mua sắm thông qua đường link tiếp thị liên kết của bạn. Mỗi publisher/ KOC sẽ có một link Affiliate riêng cho mỗi sản phẩm.

    6) Biolink:

    • Biolink Program Page là trang chia sẻ các thông tin cá nhân cũng như các liên kết mạng xã hội khác của bạn, bạn có thẻ gắn link affiliate ở trang bio để người dùng click và mua hàng. Các Tiktoker trên 1000 followers là đã có thể gắn được biolink rồi.

    7) Hoa hồng (Commission):

    • Hoa hồng có thể tính theo % của giá sản phẩm hoặc cố định theo một mức nào đó.
    • Mức hoa hồng sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng nhà cung cấp. Ngoài hoa hồng gốc, nhà cung cấp cũng có thể sẽ có Hoa hồng thưởng thêm (Bonus commission) – thường trong các dịp Sale để khuyến khích các Publisher đẩy mạnh quảng bá sản phẩm.

    8) Offer:

    • Là những lợi ích thêm khi bạn hợp tác Affiliate, có thể là sản phẩm, tiền mặt, voucher, mã giảm giá…

    9) Lượt nhấp chuột (Click):

    • Là số lượt click mà người dùng nhấn vào link Affiliate của bạn.

    10) Chuyển đổi (Conversion):

    • Đây là số đơn hàng mà người dùng đã mua thông qua link affiliate của bạn.
    • Đây là chỉ số quan trọng nhất quyết định đến doanh thu của bạn. Lượt click nhiều mà không có chuyển đổi thì cũng vứt !

    11) Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate):

    • Là tỷ lệ giữa Chuyển đổi và số lượng Click vào link của bạn.
    • Ví dụ có 100 lượt click vào đường link tiếp thị của bạn và có 30 đơn hàng thành công thì tỷ lệ chuyển đổi là: CR = 30/100=30%.

    12) Lưu lượng truy cập (Traffic):

    • Số lượt truy cập vào kênh của bạn (có thể là web/blog, fanpage, youtube, tiktok….).
    • Lượng truy cập càng cao thì chứng tỏ kênh của bạn càng phát triển và được nhiều người quan tâm, nhờ đó mà số lượng nhấp chuột sẽ cao hơn. Tuy nhiên về lượt chuyển đổi thì còn tùy thuộc vào content và độ phù hợp của sản phẩm mà bạn đã chia sẻ với tệp đối tượng theo dõi kênh của bạn.

    13) Cookie:

    • Cookies là nơi lưu trữ thông tin của khách hàng. Cookie có thể được lưu trữ từ 30 đến 60 ngày tùy thuộc từng chiến dịch Affiliate (các chiến dịch TMĐT như Shopee, Lazada thường có cookie là 30 ngày).
    • Sau khi khách hàng đã click vào đường link tiếp thị của bạn đến trang web của nhà cung cấp, cookie sẽ được lưu lại. Dù họ không mua hàng ngay sau khi click nhưng nếu họ trở lại và hoàn thành đơn hàng thành công trong khoảng thời gian lưu cookie có hiệu lực thì bạn vẫn sẽ được ghi nhận hoa hồng.

    Đọc thêm: Nguyên tắc hoạt động của Cookies trong Affiliate Marketing

    14) Last click (Lượt nhấp cuối):

    • Đây là quy tắc ghi nhận đơn hàng thành công tính cho Publisher/ KOL mà khách hàng nhấp chuột cuối cùng ngay trước thời điểm đặt hàng.

    Ví dụ: Khách hàng click vào link affiliate của KOL A => sau đó click vào link của KOL B => sau đó mua hàng. Thì hoa hồng sẽ được ghi nhận cho KOL B.

    15) First Order (Đơn hàng đầu tiên):

    • Sau khi khách hàng click vào Link Affiliate của bạn, khách hàng đó đã được lưu Cookie. Trong thời gian lưu Cookie, khách hàng mua sản phẩm thành công thì cookie sẽ bị xóa và nếu khách hàng đó tiếp tục mua hàng thì hoa hồng sẽ KHÔNG còn được tính cho bạn nữa.

    Ví dụ: Khách hàng click vào link Affiliate của bạn => sau đó mua hàng. Sau khi đặt đơn hàng đầu tiên, khách hàng tiếp tục mua thêm 1 đơn khác thì bạn chỉ nhận được hoa hồng đơn đầu tiên. Đơn thứ 2 chỉ được tính nếu khách hàng click lại vào link affiliate của bạn sau khi mua đơn hàng đầu tiên.

    16) Đối soát:

    • Đây là quá trình đối chiếu, tra soát giữa nhà cung cấp và Network Affiliate để xem xét trạng thái đơn hàng của bạn là thành công hay chờ duyệt hoặc hủy. Tùy theo yêu cầu của mỗi chiến dịch đề ra.
    • Quá trình này thường sẽ kéo dài từ 30-60 ngày tùy thuộc vào nhà cung cấp.

    17) Hoa hồng đang chờ duyệt (Pending Commission):

    • Là số hoa hồng từ các đơn hàng phát sinh từ link tiếp thị của bạn trước khi tiến hành đối soát.

    18) Hoa hồng đã được duyệt (Approved commission):

    • Là hoa hồng từ các đơn hàng đã được duyệt, tức là những đơn hàng mua thành công và đủ điều kiện thanh toán.

    19) Hoa hồng không được duyệt (Reject commission):

    • Là hoa hồng từ những đơn hàng bị hủy do đơn hàng không đủ điều kiện thanh toán. Ví dụ như khách hàng hủy đơn, hoặc trả hàng,..

    20) Cost Per Action (CPA):

    • CPA là mô hình tính phí quảng cáo dựa trên hành vi của người dùng.
    • Nhà cung cấp chỉ phải trả phí khi khách hàng thực hiện một hành động cụ thể nào đó như mua hàng, đăng ký dịch vụ, điền thông tin vào form…

    21) Cost Per Sale (CPS):

    • Các Publisher chỉ nhận được tiền hoa hồng khi đơn hàng được ghi nhận từ Advertiser.

    22) Cost Per Lead (CPL):

    • Các Publisher sẽ nhận được tiền hoa hồng khi khách hàng hoàn thành form đăng ký.
    • Advertiser chấp nhận trả tiền cho Pub khi có được thông tin của khách hàng tiềm năng.

    23) Cost Per Order (CPO):

    • Các Publisher sẽ nhận được tiền hoa hồng khi khách hàng đặt hàng thành công trên web/blog của Advertiser (nhà cung cấp).

    24) Cost Per Qualified Lead (CPQL):

    • Các Publisher sẽ nhận được tiền hoa hồng khi khách hàng hoàn thành form đăng ký.
    • Advertiser chấp nhận trả tiền cho Pub khi có được thông tin của khách hàng có đúng những tiêu chí đáp ứng yêu cầu riêng của họ.

    Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về Affiliate marketing.

    5/5 (1 Review)

    Hãy liên hệ ngay 087 778 3626 để được tư vấn miễn phí !

    Viết một bình luận

    087.778.3626
    ×
    Phản hồi trong vòng một phút
    logo
    Xin chào! Anh chị cần thiết kế web phải không ạ?
    logo
    Anh chị có thể chat ngay với HBWEB tại đây!
    Click để chat!
    Kết nối với HBWEB trong Messenger